*HÌNH ẢNH CHÈ VẰNG
GIÁ : 300K/1KG (KHÔ)
CÔNG DỤNG
- Thông huyết, điều kinh, hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh.
- Thanh nhiệt độc, tiêu trừ viêm nhiễm. Dùng trong trường hợp phụ nữ sau khi sinh bị nhiễm trùng, sốt cao, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung và tuyến vú.
- Kích thích ăn ngon, làm lợi sữa, thông sữa, hỗ trợ điều trị viêm tắc tuyến sữa. Chè Vằng (danh pháp khoa học: Jasminum subtriplinerve Blume, thuộc họ Ô liu) là một loại cây mọc hoang, được người dân Việt Nam tại nhiều vùng miền sử dụng dưới dạng sắc thuốc hay pha nước uống, đặc biệt tốt cho các sản phụ, nhằm tăng cường nguồn sữa, phục hồi dáng vẻ ban đầu cho phụ nữ sau khi sinh, tiêu thực, giảm béo, dễ ngủ, hạ cholesterol cho người cao tuổi. Từ xa xưa các bà mẹ xứ Nghệ đã biết sử dụng Chè Vằng - một loại cây mọc nhiều trên 99 ngọn núi Hồng quanh năm mây phủ, để làm tăng nguồn sữa giúp cho con thông minh, khoẻ mạnh hơn. Ngoài ra, Chè Vằng được sử dụng rộng rãi trong nhân dân xứ Nghệ như là một thức uống giúp giảm béo, tiêu mỡ bụng, dễ tiêu hoá, dễ ngủ, giúp tinh thần sảng khoái. Chè Vằng mọc trên các dãy núi cao, uống sương và dưỡng khí trong lành, quanh năm lá xanh và không chịu tác động của con người như phân bón, phun thuốc. Nước Chè Vằng thoạt uống có vị đắng, sau thấm ngọt. Trong nắng lửa miền trung, khi đi làm đồng về, mồ hôi đầm đìa lưng áo, chỉ cần uống một bát nước Chè Vằng là cơn khát tiêu tan, toàn thân mát mẻ, sảng khoái. Có một số vùng người ta đã sử dụng lá vằng làm nước uống hằng ngày cho gia đình mình nhằm kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng, ngủ ngon.
Theo kinh nghiệm dân gian, Chè Vằng dùng rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh, giúp lợi sữa, thông máu, ngon cơm, rất phù hợp với những phụ nữ mới đẻ nhờ tính mát và lành giúp cho người mẹ thêm nhiều sữa. Cây Chè Vằng có giá trị như cây thuốc nam, uống tiêu độc, giảm béo, thông huyết, điều kinh, chữa đau bụng, điều trị đau khớp xương. Chè Vằng còn có thể dùng cho chị em phụ nữ sau khi sinh bị nhiễm trùng, sốt cao, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung và tuyến vú. Để chữa thông huyết, điều kinh, đau bụng hay khớp xương, mọi người có thế sắc uống một liều 20-30g khô/ngày ( tương ứng uống 4 – 6 viên Tiên Thảo Chè Vằng/ngày). Với các bệnh như thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn, cảm, đau bụng hay vàng da, mỗi ngày ta có thể uống 10-20g (khoảng 2 – 4 viên Tiên Thảo Chè Vằng /ngày). Ở một số vùng như Quảng Nam, Đà Nẵng, hay Bình Trị Thiên, phụ nữ sau khi sinh sắc Chè Vằng khô uống cả ngày để kích thích ăn ngon miệng, tăng tiết sữa.
Chè Vằng có chứa các dẫn chất tecpen, lignin, flavon, các polyphenol, jasminin, đặc biệt có chứa lượng chất rất cao là kaempferol, một chất chống oxy hóa mạnh, ngoài ra còn chứa các alcaloit. Các thành phần hóa học này đều có tác dụng kháng một số vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn lỵ và thương hàn. Chè Vằng có tác dụng chữa viêm tắc tuyến sữa, áp xe vú, tái tạo các tổ chức, làm lành vết thương (Tài liệu tham khảo “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” - Đỗ Tất Lợi và Công trình nghiên cứu khoa học của Viện Dược liệu từ năm 1972 - 1986, NXB Y học năm 1986, chuyên luận Chè Vằng trang 85). Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiền, Chè Vằng còn có tác dụng chuyển dạng tế bào lympho. Nó còn có tác dụng chống viêm cấp tính, viêm mãn tính, làm teo tuyến ức trên chuột (Nguyễn Thị Ninh Hải).
Đặc biệt, Trường Đại học Dược Hà nội cũng có đề tài nghiên cứu về tác dụng chống nhiễm khuẩn của cây Chè Vằng mọc ở Quảng Nam - Đà Nẵng. Nghiên cứu này được áp dụng điều trị ở 254 sản phụ và cho nhiều kết quả đáng chú ý. Ví dụ như không dùng thuốc kháng sinh mà chỉ dùng Chè Vằng trong trường hợp đẻ thường, giảm 50% thuốc kháng sinh trong trường hợp đẻ khó…Chè Vằng đang được nghiên cứu và được ứng dụng rộng rãi trong sản khoa để giúp chống nhiễm khuẩn và giúp sản phụ sớm hồi phục sức khỏe, giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng và kích thích tiết sữa.
LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG
- Nấu uống như uống trà ngày 2-3 ly cối uống thay nước
- Cách nấu : khi mua về rửa sạch bằng nước lã và ngâm nước ấm 2 phút sau đó đổ một lượng vừa đủ vô ấm hay nồi rồi đổ nước tinh khiết vô nấu xong đem ra để nguội uống.
Một cách khác:
HƯỚNG DẪN CÁCH PHA CHÈ VẰNG
- Mỗi lần nấu lấy khoảng 2 nắm chè rửa sạch + 2 lít nước, đun sôi khoảng 15p cho chè tiết hết chất trong cành lá ra.
- Riêng đối với Phụ nữ sau khi sinh tốt nhất nên uống khi nước còn nóng nên sau khi đun 15p cho nước vào phích.
- Uống trong ngày thay nước lọc hoặc nấu đặc 1 chút rồi khi uống pha thêm nước nóng vào.
- Thức uống này có thể nấu lên cho cả nhà cùng uống, uống nóng hay lạnh tuỳ vào sở thích mỗi người.
Chú ý : Uống chè càng đặc thì sữa tiết càng nhiều. Tuy nhiên vì mới uống chưa quen nên vị hơi đắng, các mẹ uống pha loãng cho quen dần. Không nhất thiết phải uống hết 2lít/ngày, tùy thuộc vào mức độ dùng mà điều chỉnh lượng nước và chè cho phù hợp.
CÁC MẸ CHÚ Ý NHÉ:
Khi
mang bầu các mẹ không được uống chè vằng đâu nhé. Vì chè vằng ngoài tác
dụng lợi sữa, sát khuẩn, thanh nhiệt, mát gan, lọc máu còn có 1 tác
dụng vô cùng quan trọng nữa đó là co bóp cổ tử cung để đẩy máu huyết ra
ngoài. Do đó khi các mẹ đang mau bầu thì tuyệt đối không nên uống vì có
thể gây sinh non, hoặc sẩy thai.
Sau khi sinh xong, các mẹ uống chè vằng càng sớm càng tốt, vì với tác dụng co bóp cổ tử cung thì sẽ đẩy sạch máu huyết trong tử cung người mẹ, tránh bị hậu sản, nhanh lành vết thương, thông huyết, lợi sữa.
Các mẹ bị huyết áp thấp cũng ko uống được chè vằng vì có thể gây chóng mặt và buồn nôn
Sau khi sinh xong, các mẹ uống chè vằng càng sớm càng tốt, vì với tác dụng co bóp cổ tử cung thì sẽ đẩy sạch máu huyết trong tử cung người mẹ, tránh bị hậu sản, nhanh lành vết thương, thông huyết, lợi sữa.
Các mẹ bị huyết áp thấp cũng ko uống được chè vằng vì có thể gây chóng mặt và buồn nôn
MỘT SỐ BÀI THUỐC TỪ CÂY CHÈ VẰNG:
Chữa đau bụng kinh, bế kinh: cành lá chè vằng cắt nhỏ, phơi khô, 1kg nấu với 3 lít nước trong 3 - 4 giờ, rút nước đầu, nấu lại với 2 lít nước trong 2 giờ rồi trộn hai nước lại, cô thành cao mềm. Mỗi ngày uống 1 - 2g với nước ấm.
Chữa áp-xe vú: chè vằng có tác dụng kháng khuẩn mạnh: dùng lá chè vằng để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm ít cồn 50 độ, cho xâm xấp, rồi đắp. Ngày làm 3 lần.
Chữa bệnh răng miệng: dùng lá chè vằng tươi rửa sạch, cho bệnh nhân nhai ngậm để chữa bệnh nha chu viêm. Ngoài ra, chè vằng được đun lấy nước rửa vết thương.
Dùng phối hợp: chữa đau gan, vàng da: chè vằng 20g, ngấy hương 20g thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm 1 lần trong ngày. Hoặc chè vằng 20g; nhân trần 20g; chi tử; lá mua; vỏ núc nắc, rau má, lá bồ cu vẽ, vỏ cây đại mỗi thứ 12g; thanh bì 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa kinh nguyệt không đều: chè vằng 20g, ích mẫu 16g, hy thiêm 16g, ngải cứu 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Chú ý: Ở một vài nơi miền núi, nhân dân đi lấy chè vằng về để làm thuốc, đã hái nhầm phải lá ngón là một cây rất độc và dùng bị ngộ độc chết người, vì chè vằng và lá ngón giống nhau về hình thái. Do đó, phải hết sức thận trọng khi sử dụng loại chè này.
Sau đây là một vài đặc điểm phân biệt giữa chè vằng và lá ngón để giúp nhận biết, tránh nhầm lẫn:
Chè vằng: cây nhỏ dạng bụi, màu sắc toàn cây nhạt xỉu; cụm hoa dạng chùy; hoa màu trắng, quả thường đôi một là quả mọng, khi chín màu đen.
Lá ngón: cây leo, thân cành mập, màu sắc cây sẫm bóng; cụm hoa dạng xim ngù, hoa màu vàng; quả riêng lẻ là quả nang, khi chín màu nâu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét